GIÓI THIỆU SÁCH 01-2023-2024

BÀI GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 01 – 2024

CHỦ ĐIỂM: Tết cổ truyền Việt Nam

Trong dịp tết cổ truyền Việt Nam, trên mâm cúng gia tiên của bất kỳ gia đình nào cũng không thể thiếu một thứ bánh đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam đó là món bánh chưng xanh. Vì sao có bánh chưng xanh? Vì sao bánh chưng lại được đặt trân trọng trên bàn thờ trong ngày tết như vậy ? Nhân dịp giới thiệu sách tháng 1 với chủ điểm “Ngày tết quê em” chào đón tết Giáp Thìn 2024, thư viện trường Tiểu học Thới Xuân 1 xin gửi tới các bạn một cuốn sách rất ý nghĩa - đó là  cuốn “Sự tích bánh Chưng, bánh dày”, do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành năm 2019. Cuốn sách có khổ 14,5 x 20,5cm được in trên bìa cứng dày, với những hình ảnh ngộ nghĩnh, màu sắc bắt mắt.

Bánh chưng, bánh dày là hình ảnh của quê hương với mầu xanh ruộng đồng, sông núi, được làm ra từ những hạt "Ngọc thực" quý nhất của thiên nhiên, sinh sôi nảy nở trên những triền đất phù sa đồng bằng dưới sức lao động của con người. Những sản vật giản dị, đậm đà hương vị không những ẩn chứa các giá trị văn hóa và tâm linh mà còn mang ý nghĩa triết lý nhân sinh sâu sắc.

Theo dân gian, bánh chưng hình vuông, có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc âm, tượng trưng cho đất. Bánh dày hình tròn không có góc cạnh, hình khối cụ thể thuộc dương, tượng trưng cho trời nên phải màu trắng, không nhân vị.      
        Bánh chưng âm dành cho mẹ, bánh dày dương dành cho cha. Trên mâm lễ dâng cúng ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, bánh chưng biểu tượng cho cha Rồng, bánh dày biểu tượng cho mẹ Tiên, mà theo truyền thuyết, đó là khởi thủy cho cộng đồng dân tộc Lạc Việt sau này.

Truyện kể rằng vua Hùng thứ 6 có tất cả 22 người con trai tất cả đều thông minh văn hay võ giỏi. Trong đó hoàng tử thứ 18 là Lang Liêu chỉ thích trồng trọt. Khi vua già yếu muốn kén người kế vị nhưng không biết chọn ai, Vua phán” Đến ngày hội đầu năm mới ai dâng được của ngon vật lạ nhất để cúng trời đất sẽ được truyền ngôi báu”. Các hoàng tử đua nhau lên rừng xuống biển tìm của ngon vật lạ. Riêng chàng hoàng tử Lang Liêu nghĩ mình sẽ dâng cha sản vật từ chính quê hương của mình và chàng đã nghĩ cách làm ra món bánh chưng bánh dày.
        Hy vọng sau khi đọc xong cuốn sách các bạn có thể tự tin phụ giúp ông bà, cha mẹ gói bánh để cúng tổ tiên và thưởng thức trong dịp tết cổ truyền sắp tới.

Ngoài cuốn sách “Sự tích bánh Chưng bánh dày”, thư viện trường Tiểu học Thới Xuân 1 xin giới thiệu thêm tới các bạn những cuốn sách hay và ý nghĩa nói về ngày tết cổ truyền của chúng ta như: Sự tích cây nêu ngày Tết, sự tích ngày Tết, sự tích hoa đào… Các bạn tìm đọc nhé!


Phần mềm dành cho TV huyện và trường học1. Sự tích bánh chưng bánh dày: Truyện tranh/ Tranh: Tạ Thúc Bình ; Hồng Hà b.s..- Tái bản lần thứ 15.- H.: Kim Đồng, 2017.- 31tr.: tranh màu; 21cm.- (Tranh truyện dân gian Việt Nam)(Dành cho lứa tuổi 3+)
     ISBN: 9786042116220
     Chỉ số phân loại: 398.209597 S550TB 2017
     Số ĐKCB: TN.02045,

 

Cuốn sách hiện có trong thư viện trường THCS Đống Đa, xin mời quý thầy cô và các em tìm đọc để có thể cảm nhận sâu sắc hơn nữa những ý nghĩa và bài học mà cuốn sách mang lại.  

Bài giới thiệu sách tháng 01 của thư viện trường THCS Đống Đa xin khép lại tại đây. Chúc quý thầy cô và các em một tuần mới sức khỏe, làm việc hiệu quả!

                                                                   Đống Đa, ngày 08  tháng 01 năm 2024

       Hiệu Trưởng

 

 

 

Trần Ngọc Hoà                                                  

                Phụ trách thư viện

 

 

 

              Mai Thị Nghi Trang